Trong Lịch sử Cổ đại Phật giáo Phương Tây

Tôn tượng ngài Bồ tát Di Lặc thế kỷ thứ 1-2 sau Công nguyên tại Trung Á

Thời Hy Lạp Cổ đại

Sự tiếp xúc giữa nền văn hóa châu Âu với thế giới Phật giáo đã diễn ra vào thời kì Cổ đại mà có lẽ là năm 334 trước Công nguyên, khi Alexander Đại đế thực hiện những cuộc chinh phạt của mình vào miền Trung Á. Đây chính là bàn đạp cho sự pha trộn văn hóa giữa Vương quốc Seleukos với nền văn minh Hy Lạp cổ đại, kết hợp với Phật giáo, hình thành nên hình thái Phật giáo Hy Lạp.

Mặt khác, nhà lãnh đạo của Đế quốc Maurya – Hoàng đế Asoka (273–232 trước Công nguyên) sau khi chứng kiến cảnh máu đổ kinh hoàng vùng Kalinga (Orissa ngày nay) tại miền đông Ấn Độ trong Cuộc chiến Kalinga do chính ông phát động đã cải sang đạo Phật, thành tâm sám hối những lỗi lầm của mình cũng như tuyên bố sẽ chấm dứt những cuộc chinh phạt sau này. Điều đáng nói là ông là một trong những người có công lớn nhất trong việc phát triển và truyền bá Phật giáo ra bên trong thậm chí ra ngoài phạm vi Ấn Độ với hàng ngàn tháp Phật và trụ đá còn sót lại đến ngày hôm nay.

Một trong những ví dụ điển hình nhất có lẽ là Bảo tháp Sanchi ở Ấn Độ. Ngôi bảo tháp này đã được xây dựng vào thế kỉ thứ 3 trước công nguyên và được mở rộng không lâu sau đó. Nó được xem là một trong những công trình kiến trúc hoàn hảo nhất của Nền hội họa Phật giáo tại Ấn Độ cổ đại. Ngoài ra, vua Asoka còn cho xây dựng đường sá, bệnh viện, đại học Phật giáo cùng hệ thống tưới tiêu trên khắp đất nước. Ông đã sống chuẩn mực trong tinh thần đạo Phật – đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, thể chế chính trị và đẳng cấp xã hội.

Đế quốc Maurya dưới thời Vua Asoka

Đây cũng là thời kỳ đánh dấu bước phát triển của Phật giáo ra ngoài phạm vị Ấn Độ. Theo các chỉ dụ còn lưu lại trên các trụ đá của vua Asoka, các nhà truyền giáo được phái đến hàng chục tiểu vương quốc khác nhau từ Sri Lanka cho đến Đế quốc Hy Lạp, và Vương quốc Hy Lạp-Bactria cũng không phải là ngoại lệ, thậm chí còn xa hơn khi đến vùng Địa trung Hải.[1]

Trong thời kỳ Thiên chúa giáo thịnh hành, tư tưởng Phật giáo đã dần xâm nhập vào Châu Âu thông qua Trung Đông. Câu chuyện của hai vị thánh - BarlaamJosaphat đã được "Công giáo hóa" từ chính câu chuyên thật của Cuộc đời của Đức Phật, được dịch ra từ tiếng Ấn sang Tiếng Ba Tư rồi sang Tiếng Ả- rập để cuối cùng chuyển ngữ thành Tiếng Hy Lạp, và ngôn ngữ tôn giáo lại dần dần sai biệt hẳn so với bản gốc trong việc phiên dịch. Mặt khác, cuộc gặp gỡ được ghi chép đầu tiên giữa Phương Tây và Phật giáo là vào năm 1253 khi vua nước Pháp cử William of Rubruck làm Sứ giả cho triều đình Mông-Nguyên. Sau đó ít lâu, vào thế kỷ thứ 17, những người Phật tử Mông Cổ theo truyền thống Phật giáo Tạng truyền đã thành lập nên Kalmykia, quốc gia Phật giáo duy nhất tại châu Âu, ngay tại miền cực Đông của châu lục này.

Xã hội Hy Lạp cổ đại – Phật giáo

Tôn tượng đầu Đức Phật Thích Ca tại Afghanistan, mang rõ dáng dấp các bức tượng Hy Lạp và La Mã cổ đại

Nền văn minh Hy Lạp cổ đại, khi đã có sức ảnh hưởng lan tỏa, theo sau là Vương quốc Seleukos cùng với sự ra đời của Vương quốc Hy Lạp-BactriaVương quốc Ấn-Hy Lạp, hòa quyện với Phật giáo theo phong cách Phật giáo thời kỳ Hy Lạp hóa, đã tạo ra một loại hình Nghệ thuật mới- Nghệ thuật Hy Lạp Cổ đại-Phật giáo.

Đây chính là một sự kết hợp văn hóa độc đáo giữa Hy Lạp cổ Đại với văn hóa đạo Phật, được phát triển rực rỡ đến tận 8 thế kỷ tại Trung Á từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên.

Phật giáo và Đế quốc La Mã cổ đại

BarlaamJosaphat, hai vị "Thánh Công giáo" đến từ Ấn Độ lại là chế bản của câu chuyện từ cuộc đời thật của Đức Phật

Những cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa người La Mã với Phật giáo đã được ghi chép bởi các học giả kinh điển cũng như các giáo sĩ Thiên chúa. Lịch sử La Mã đã thuật lại và miêu tả rất chi tiết về đoàn sứ giả tên Porus do Quốc Vương Ấn Độ Pandion (có thể là Pandya?) cử đến, để gặp mặt Augustus năm 13 Sau Công nguyên. Đoàn sứ giả này được gửi đến với một bức thư ngoại giao, được viết bằng Tiếng Hy Lạp cổ đại, và trong phái đoàn này có một giáo sĩ Ấn Độ (sramana) đã tự thiêu tại Athens để thể hiện đức tin của mình. Sự kiện này đã làm xôn xao cộng đồng La Mã bấy giờ, thậm chí người ta ví nó như một Nicolaus của Damascus. Ngôi mộ dành cho ông vẫn còn tồn tại đến tận thời của Plutarchus, nó đã được khắc lên dòng chữ, "ΖΑΡΜΑΝΟΧΗΓΑΣ ΙΝΔΟΣ ΑΠΟ ΒΑΡΓΟΣΗΣ" (" Vị sramana (tạm dịch là giáo sĩ) đến từ Barygaza, Ấn Độ").

Điều này ít nhất cũng khẳng định đã từng có một vị giáo sĩ Ấn Độ (sramana) đến vùng Địa Trung Hải. Thế nhưng cho đến hôm nay, vẫn có nhiều giả thiết khác nhau về tôn giáo của vị giáo sĩ này, bởi lẽ từ "sramana" không chỉ dành riêng cho các tu sĩ đạo Phật mà có ý nói đến các tôn giáo khác như đạo Jain, đạo Ājīvika.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phật giáo Phương Tây http://www.abc.net.au/stateline/sa/content/2003/s1... http://www.nantien.org.au/ http://www.aish.com/sp/so/48905982.html http://www.asiantribune.com/?q=node/10418 http://transcripts.cnn.com/TRANSCRIPTS/0602/24/lkl... http://dudespaper.com/the-dude-abidesnot-just-coen... http://info-buddhism.com/Buddhism_in_the_West_Jay_... http://www.rosicrucian.com/cob/cobeng01.htm http://www.unomaha.edu/jrf/OrientalMullen.htm http://nirc.nanzan-u.ac.jp/publications/jjrs/pdf/7...